Ngôn Ngữ Yêu Thương của Hội NKT Thanh Xuân
Chương trình tập huấn "Ngôn ngữ yêu thương" cho NKT và gia đình - cả hai bên có nguy cơ dẫn đến bạo hành cùng nhau chuyển hóa bạo hành thành “tình yêu thương”- được diễn ra vào ngày 24/4/2022, tại phòng họp Phòng Y tế quận. Tham dự chương trình có ông Trần Xuân Hiếu - Phó Ban Kiểm tra Hội NKT Hà Nội ông Phạm Quang Khoát - Trưởng ban Thanh niên, Hội NKT Hà Nội; bà Nguyễn Minh Châu - Trưởng nhóm dự án “MyD-ears”, phóng viên Tạp chí Thi đua Khen thưởng [MV1] và hơn 70 đại biểu là cán bộ, hội viên NKT Thanh Xuân. Mở đầu chương trình là lời ca tiếng hát của hội viên CLB Văn nghệ NKT và đại biểu người khuyết tật.
Hiện nay, cả xã hội rất quan tâm đến tình trạng “Bạo lực gia đình” ngày càng gia tăng; vì vậy, NKT và gia đình cùng thấu cảm và đối thoại để vượt qua. Dự án được thực hiện, cũng là lần đầu tiên, người khuyết tật và gia đình tại Việt Nam được hướng dẫn vượt qua mâu thuẫn, bạo hành bằng các phương pháp đối thoại truyền thông.
Bạo hành gia đình là một vấn đềnghiêm trọng đối với NKT, nhất là phụ nữ; Người khuyết tật đang phải đối diện với nạn bạo hành từ lời nói đến mâu thuẫn ngay trong gia đình mình. Thực tế này, càng nhức nhối hơn khi NKT mất việc, không có việc làm do đại dịch Covid-19, khiến kinh tế gia đình NKT đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong cuộc sống, phần lớn NKT và gia đình chưa nhận thức được thế nào là bạo hành, các quyền bảo vệ và cách xử lý mâu thuẫn ôn hòa.
Tập huấn “Ngôn ngữ Yêu thương” đã giúp NKT và thành viên gia đình được trang bị kỹ năng “tự vấn bản thân”, nhận biết tâm lý và các yếu tố trong quá khứ đã tạo nên tư tưởng, hành động bạo lực và quan điểm cam chịu của người phụ nữ.
“Ngôn ngữ Yêu thương” là một diễn đàn cho người khuyết tật và người đã gây tổn thương cho NKT vượt qua bạo hành bằng đối thoại. Để chấm dứt bạo hành, NKT và các thành viên trong gia đình phải thay đổi. Người khuyết tật nên từ bỏ suy nghĩ mình vô dụng, hiểu được quyền của người khuyết tật và cả hai phía đềucần phải nhận biết thế nào là bạo hành và những tác hại của nó.
“Ngôn ngữ Yêu thương” mở ra hy vọng trong cuộc sống của người khuyết tật; gỡ bỏ rào cản, xóa đi mặc cảm, tự ti để NKT hiểu được khuyết tật cũng giống như nhiều thử thách khác trong cuộc sống, để từ đó không tạo thêm rào cản cho chính NKT.Ngườikhuyết tật cũng tự tin hơn để nói lên tiếng nói của mình trước cộng đồng xã hội.
Chị Nguyễn Minh Châu, Trưởng ban Truyền thông của Hội NKT Thanh Xuân và cũng là thành viên của nhóm dự án “MyD-ears”, một người đang công tác trong lĩnh vực phát triển xã hội chia sẻ: bản thân chị và nhóm dự án mong muốn trở thành đôi tai để lắng nghe NKT và giúp cộng đồng người khuyết tật dùng đối thoại, truyền thông để vượt qua bạo lực gia đình.
Đây là lần đầu tiên, Hội NKT Thanh Xuân tổ chức chương trình tập huấn “Ngôn ngữ Yêu thương” với mong muốn NKT và gia đình ghi chép lại “dòng thời gian gia đình”,để luôn nhắc nhở tình yêu thương là giá trị cốt lõi, là nguồn năng lượng to lớn và vô giá trong cuộc sống để mọi người quan tâm đến cảm xúc của nhau nhiều hơn, đặc biệt là người khuyết tật , giúp nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc... Và sự lan tỏa của chương trình sẽ đến với cộng đồng xã hội trong Tình Yêu Thương./.
Thanh Xuân