Gương người phụ nữ khuyết tật đan len móc chỉ nuôi em ăn học
CUỘC THI VIẾT
"Bình đẳng giới – Vì một cuộc sống tốt đẹp"
Tên Tác Phẩm: ĐAN LEN MÓC CHỈ NUÔI EM ĂN HỌC!
Mã số : 18
Tác giả: Vũ Thị Tám
Ai đã từng 1 lần đến với Đền Cây Cậy Ngõ Đặng Kim Nở, phường An Biên, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, thì đều biết người phụ nữ khuyết tật hai chân từ nhỏ, đi bằng tay với 2 chiếc ghế con, tầm 63/64 tuổi, cô đi ra ngoài đường với chiếc xe lắc tay trên những con đường của thành phố.
Cô là hội viên Hội Người cao tuổi, phụ nữ khuyết tật nghèo của phường, thỉnh thoảng cô còn tham gia thể dục thể thao dành cho người khuyết tật của thành phố tổ chức, cô cũng là thành viên cao tuổi nhất trong Hội Người Khuyết Tật thành phố Hải Phòng.
Trong tất cả các hoạt động, của hội nhóm cô đều tham gia nhật tình, thăm hỏi ốm đau tới các thành viên, chia sẻ buồn vui cùng mọi người, cô được tặng bằng khen và giấy khen của phường An Biên trao tặng.
Cô Phượng đi dự Đại hội Người Tàn Tật & Trẻ Mồ Côi toàn quốc
Đó là cô Lê Thị Phượng, cô sinh ra trong một gia đình có 8 anh em tuy cô không phải là con cả trong gia đình nhưng cô gần như là trụ cột của gia đình, anh trai lớn đi công tác xa nhà, chị gái đi bộ đội, còn bao nhiêu việc cô điều lo hết bao nhiêu năm trời móc áo len nuôi các em khôn lớn trưởng thành, cô Lê Thị Phượng mỗi ngày càng gắn bó hơn với nghề móc chỉ, thêu ren ở HTX Thắng Lợi.
Lên 10 tuổi, cô làm được những sản phẩm đầu tiên. 18 tuổi, cô vào làm ở Hợp tác xã thêu đan Thắng Lợi. Sau khi người mẹ thân yêu qua đời, cha đi bước nữa. cô phượng tật nguyền từ nhỏ với đôi chân đau yếu lần hồi móc chỉ, thêu ren lấy tiền nuôi các em ăn học. Khi HTX giải thể, cô lấy hàng gia công về làm tại nhà.
Những ngày tháng vất vả của người chị đảm đang được bù đắp khi các em cô học hành giỏi giang, đỗ đạt. Em gái Lê Thị Minh Nguyệt hiện là giám đốc xí nghiệp giầy vải Hải Thất, em Lê Thị Bích Nga lao động và định cư tại Đức. Các em khác của cô đều có công việc ổn định.
Nhớ lại những ngày tháng cơ cực ấy, mặt cô thoáng chút buồn: “Năm mẹ cô mất, nhà nghèo lắm. Không có xe để đi làm. Chân cô lại yếu. Các em cô mượn được chiếc xe đạp cũ của hàng xóm thay nhau chở chị đến HTX. Bây giờ thì đỡ hơn bởi cô có chiếc xe lắc tay này.” được Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật & Trẻ Mồ Côi thành phố tặng năm 2000.
Cô Phượng được nhận bằng khen của phường An Biên trao tặng!
Chiếc xe lắc tay trở thành đôi chân của cô. Mừng hơn khi năm 2005, quận và phường hỗ trợ xây tặng cô ngôi nhà đại đoàn kết rộng 18m2. Ngôi nhà nhỏ ở số 59 ngõ 43 Đặng Kim Nở, phường An Biên trở thành nơi sum họp mỗi khi các em cô đến chơi, và là nơi sinh hoạt của Hội Người Khuyết Tật Hải Phòng từ những ngày đầu tiên, cũng là nơi chia sẻ tình cảm của bà con lối xóm với người phụ nữ khuyết tật hiền hậu ấy.
BTC.