Báo cáo hoạt động Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội năm 2019

Báo cáo hoạt động Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội năm 2019

Báo cáo hoạt động Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội năm 2019

Năm 2019, Hội đã tiến hành 03 cuộc họp BCH mở rộng để xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động năm và nhiệm vụ thành phố giao, dưới đây là những kết quả hoạt động chính đạt được từ tháng 01-10 năm 2019:

 

BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG NĂM 2019

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2020

 

Thực hiện quy định của pháp luật, Hội Người khuyết tật (NKT) thành phố Hà Nội báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội năm 2019 như sau:

I. Thông tin chung về tổ chức

  1. Về hội viên:
    a, Về hội viên:
  • Tổng số hội viên:

+ Hội viên tổ chức: 48 (gồm 30 Hội NKT quận, huyện, thị xã; 18 nhóm/CLB/Trung tâm).

+ Hội viên cá nhân: hơn 15.000 người, trong đó nữ: khoảng hơn 6.500 người

  • Số hội viên mới kết nạp trong năm: 847 Hội viên cá nhân

Trong đó:

+ Hội viên tổ chức: 0

+ Hội viên cá nhân: 847

b, Những người làm việc chuyên trách tại Hội: 09

  • Số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao (nếu có): không

    c, Số lượng các tổ chức trực thuộc Hội
    :
  • Tổ chức có tư cách pháp nhân: 02

+ Trung tâm Sống Độc lập của NKT Hà Nội (ILC Hà Nội):

  • Địa chỉ: Số 16, A19 ngõ 28 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Email: ttsongdoclaphn@gmail.com Điện thoại: 024.3767.4808
  • Được thành lập theo: Quyết định số 2606/LĐTBXH ngày 15/9/2014 của Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội Hà Nội về việc “Cấp Giáy chứng nhận đăng ký hoạt động hỗ trợ NKT sống độc lập” và Quyết định số 36/QĐ-HNKT ngày 10/10/2014 của Hội NKT thành phố Hà Nội về viêc “Thành lập Trung tâm hỗ trợ sống độc lập của NKT Hà Nội thuộc Hội NKT tp. Hà Nội”.

+ Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ hòa nhập NKT (ICC):

  • Địa chỉ: Tầng 5 Cung Trí thức thành phố, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Email: icc@gmail.com Điện thoại: 0243.538.0239
  • Được thành lập theo: Quyết định số 833/UBND-SNV ngày 08/02/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc “cho phép thành lập Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ hòa nhập NKT thuộc Hội NKT thành phố Hà Nội” và Quyết định số 03/QĐ-HNKT ngày 08/3/2012 của Hội NKT thành phố Hà Nội về việc “Thành lập Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Hòa nhập NKT thuộc Hội NKT tp. Hà Nội”.
  • Phòng, ban, đơn vị trực thuộc: 07 Ban công tác
  • Văn phòng đại diện: Tầng 5 Cung trí thức Thành phố, số 01 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

    d, Việc kiện toàn tổ chức Hội (tổ chức Đại hội, hội nghị thường niên; họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy định của Điều lệ Hội, kiện toàn ban lãnh đạo, các chức danh chủ chốt…)

Ban Chấp hành và Ban Thường trực Hội tổ chức họp định kỳ theo quy định tại Điều lệ Hội.

e, Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội:

  • Khen thưởng:

+ Hội NKT thành phố Hà Nội nhận được Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thành tích đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018;

+ Các tổ chức hội viên của Hội đã nhận được Giấy khen hoàn thành Xuất sắc và Tốt nhiệm vụ năm 2018 từ Chủ tịch Hội NKT thành phố Hà Nội;

+ Với các Hội NKT quận huyện có Đại hội trong năm (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng, Ứng Hòa) đều nhận được Giấy khen Tập thể và cá nhân từ Ủy ban nhân dân quận/huyện về hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ trước.

+ Một số đơn vị được UBND quận huyện tặng Giấy khen đạt danh hiệu Tập thể tiên tiến

  • Kỷ luật: không
  • Khiếu nại và tố cáo trong nội bộ Hội cấp thành phố: Hội đã nhận được các đơn thư khiếu nại từ các Hội NKT quận huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và Sơn Tây. Ban Lãnh đạo Hội và Ban Kiểm tra đã tiến hành giải quyết các đơn thư khiếu nại này theo Điều lệ và Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Hội.

    II. Hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ cơ quan Nhà nước giao của Hội NKT Hà Nội năm 2019 (tháng 01-10):

Năm 2019, Hội đã tiến hành 03 cuộc họp BCH mở rộng để xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động năm và nhiệm vụ thành phố giao, dưới đây là những kết quả hoạt động chính đạt được từ tháng 01-10 năm 2019:

  1. Các hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước giao:
    a. Phát triển tổ chức
  • Ban Chấp hành và các ban công tác của Hội đã tiến hành chỉnh sửa, bổ sung các Quy chế làm việc trong nhiệm kỳ IV của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, của Văn phòng, Quy chế quản lý tài chính, Thi đua khen thưởng; Xây dựng mới Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các Quy chế trên đã được đưa ra lấy ý kiến và được thống nhất thông qua của Ban Chấp hành hội vào đầu quý III của năm.
  • Tổ chức chương trình giám sát, đánh giá hoạt động tại Hội NKT quận Cầu Giấy, Phúc Thọ, Phú Xuyên và Thạch Thất nhằm tìm hiểu và hỗ trợ cải thiện công tác tổ chức và hoạt động của đơn vị.
  • Đại hội nhiệm kỳ của các Hội Người khuyết tật quận, huyện:
  • Hội NKT quận Bắc Từ Liêm: Đại hội nhiệm kỳ II (2019-2024)
  • Hội NKT quận Nam Từ Liêm: Đại hội nhiệm kỳ II (2019-2024)
  • Hội NKT huyện Thanh Trì: Đại hội nhiệm kỳ III (2019-2024)
  • Hội NKT huyện Ứng Hòa: Đại hội nhiệm kỳ II (2019-2024)
  • Hội NKT huyện Đan Phượng: Đại hội nhiệm kỳ III (2019-2024)
  • Hội NKT huyện Đông Anh: Đại hội nhiệm kỳ III (2019-2024)

Các Hội NKT quận, huyện dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ trong 6 tháng cuối năm gồm: Chương Mỹ, Hoàn Kiếm, Thạch Thất.

Một số quận, huyện hiện đã quá thời hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ nhưng chưa có kế hoạch cụ thể gồm:

  • Hội Người khuyết tật quận Hai Bà Trưng
  • Hội Người khuyết tật quận Long Biên – dự kiến đến cuối 2019 hoàn thiện hồ sơ xin phép Đại hội nhiệm kỳ II.
  • Thành lập Hội NKT xã, phường: Hội tiếp tục hướng dẫn NKT thành lập Hội NKT tại các xã, phường nếu đủ điều kiện và thúc đẩy thành lập các CLB trực thuộc Hội NKT quận, huyện, thị xã. Đối với Hội NKT xã, phường chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ II, Hội NKT các quận, huyện hướng dẫn Hội tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II.
  • Trong Kế hoạch 161 về trợ giúp NKT thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 đã quy định việc phát triển Hội NKT xã, phường. Trong năm, một số Hội đã tích cực phát triển Hội NKT cấp xã, như Hội NKT các quận, huyện Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ứng Hòa, Tây Hồ, …Tuy nhiên, tại nhiều nơi, công tác này chưa được chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ bởi nhiều lý do, trong đó có sự lo ngại về năng lực NKT trong việc điều hành tổ chức Hội. Do vậy, các Hội NKT quận, huyện cần làm việc với các Ủy ban nhân dân (UBND) địa phương và đề nghị tạo điều kiện cho thành lập Hội ở những xã phường đã có các chi hội hoạt động có hiệu quả.
  • Năm 2019, nhiều tổ chức hội viên đã có thêm thành viên cá nhân và thành viên tổ chức mới (chi hội, CLB, hợp tác xã…).
    b. Công tác giáo dục – đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ Hội và hội viên

Đây là lĩnh vực công tác mà Hội thường xuyên đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm nhằm không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ và hội viên, cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Hội. Phần lớn các cuộc tập huấn đều được thực hiện bởi nhóm giảng viên nguồn của Hội đã được đào tạo về mặt phương pháp và nội dung giảng dạy.

  • Hội đã tổ chức tập huấn về thành lập Hội NKT cấp xã cho 30 cán bộ của 4 Hội quận, huyện Cầu Giấy, Thạch Thất, Phúc Thọ và Thanh Trì nhằm giúp trang bị cho những người tham gia các kiến thức và kinh nghiệm có thể áp dụng trong quá trình vận động thành lập Hội tại địa phương.
  • Tổ chức buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên nhóm giảng viên nguồn về phương pháp và kiến thức để thực hiện các tập huấn về kỹ năng tìm việc và làm việc cho NKT. Bên cạnh đó, nhóm giảng viên nguồn của Hội tham gia hướng dẫn, giảng dạy tại nhiều tập huấn do Hội hoặc các tổ chức thành viên và các đối tác tổ chức.
  • Các Hội NKT quận Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Cầu Giấy tiếp tục duy trì và mở mới các lớp tiếng Anh miễn phí cho NKT và con của NKT.
  • Trong khuôn khổ các dự án mà một số tổ chức thành viên hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tiến hành nhiều chương trình tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho NKT.
  • Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho lãnh đạo nữ của Hội” do tổ chức Abilis Phần Lan tài trợ, Hội đã tổ chức 02 chương trình tập huấn về vận động chính sách và 02 tập huấn kỹ năng giao tiếp, thuyết trình cho 87 lượt lãnh đạo, cán bộ nữ khuyết tật của các Hội và CLB Phụ nữ khuyết tật quận, huyện; hỗ trợ Ban Phụ nữ tổ chức hội thảo tăng cường hiệu quả hoạt động và xây dựng kế hoạch hoạt động cho Ban Phụ nữ và hỗ trợ các buổi họp định kỳ của Ban.
  • Tổ chức 02 buổi tập huấn về Quy chuẩn tiếp cận công trình công cộng và hướng dẫn sử dụng Bản đồ tiếp cận cho NKT (D.map) cho 60 thanh niên khuyết tật từ các quận, huyện của Hà Nội. Tập huấn nằm trong chương trình hợp tác giữa Hội và Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD về việc phát triển và mở rộng phần mềm D.map. Đến cuối tháng 6/2019, thanh niên khuyết tật Hà Nội góp phần cập nhật khoảng 1.000 địa điểm công cộng tại Hà Nội lên phần mềm D.map.
  • Hội đã tích cực hỗ trợ Chi hội người Điếc Hà Nội (HAD) trong quá trình thực hiện dự án về nâng cao năng lực của Chi hội do Hội Người Điếc Đan Mạch (DDL) tài trợ: họp thường kỳ về kết quả hoạt động dự án, tham gia đóng góp ý kiến ở các hội nghị, hội thảo của dự án, hỗ trợ khảo sát hội viên Điếc ở các quận/huyện; hỗ trợ HAD trong việc phối hợp với 2 Hội NKT quận, huyện để thực hiện dự án dạy Ngôn ngữ ký hiệu do Quỹ Abilis tài trợ. Đồng thời, Ban việc làm tích cực giúp đỡ cho hơn 20 thanh niên Điếc có việc làm tại Công ty cố phần IntelLife. 
  • Các tổ chức thành viên (Hội NKT quận, huyện Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Trung tâm Sống độc lập Hà Nội, Nhóm Vì tương lai tươi sáng của NKT Hà Nội) đã tiếp nhận và phối hợp thực hiện các dự án hỗ trợ NKT, phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật do các tổ chức quốc tế tài trợ.
  • Các Hội NKT quận, huyện (Ba Đình, Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Đống Đa, Gia Lâm, Hoài Đức, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Mê Linh, Thanh Xuân, Phú Xuyên, Sơn Tây, …) phối hợp với các Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước của thành phố và quận, huyện tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý cho hội viên. Nội dung của đợt trợ giúp pháp lý này tập trung vào việc hướng dẫn, phổ biến những nội dung chính của Luật trợ giúp pháp lý, Luật hôn nhân gia đình…
  • Hội và các tổ chức thành viên tích cực cử thành viên tham gia các chương trình tập huấn do các tổ chức khác tổ chức như: Uỷ ban Quốc gia về NKT Việt Nam, Liên hiệp Hội về NKT Việt Nam (VFD), Văn phòng dự án CODV, Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững (MSD Vietnam)…. nhằm nâng cao năng lực và kiến thức cho các hội viên trong các lĩnh vực khác nhau.
  • Một số Hội NKT quận huyện tổ chức các lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em khuyết tật và các hội viên của Hội (Hội NKT quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân…).
  • Các tổ chức hội viên tích cực phối hợp với các trung tâm trợ giúp pháp lý tại địa phương Tổ chức các hội nghị trợ giúp pháp lý tuyên tryền về học nghề tạo viêc làm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT.
  • Các tổ chức hội viên tích cực cử đúng thành phần tham gia các Tập huấn, tọa đàm, hội thảo với các lĩnh vực khác nhau do các Ban công tác của Hội, Thành hội tổ chức. Các thành viên tham gia đều là các cán bộ cốt cán và các thành viên tích cực của các Hội NKT quận huyện, tham gia với tinh thần trách nhiệm cao và cầu thị.
  • Một số CLB cha mẹ trẻ KT tạo cơ hội cho trẻ KT học tập và giao lưu với xã hội; có các lớp học dạy trẻ khuyết tật học tập kỹ năng tự phục vụ bản thân và giúp đỡ gia đình, giải tỏa các trạng thái tâm lý ù lỳ hoặc phá phách của trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) như Hội NKT huyện Quốc Oai, CLB gia đình người tự kỷ Hà Nội, TT hỗ trợ gia đình trẻ KTTT Hà Nội.
  • TT Sống Độc lập có tiếp nhận và hướng dẫn sinh viên một số trường Đại học, Học viện trên địa bàn Hà Nội đến thực tập, như sinh viên: khoa công tác xã hội các trường Đại học Lao động Xã hội đến thực tập, Học viện Thanh Thiếu Niên, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Qua đó, các em sinh viên hiểu về lĩnh vực khuyết tật và kinh nghiệm làm việc với các tổ chức/người khuyết tật.
    c. Nâng cao nhận thức của hội viên, cộng đồng và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm
  • Hưởng ứng Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), Hội tổ chức chương trình Mittinh và Biểu diễn nghệ thuật "Không giới hạn" tại không gian ngoài trời của Cung trí thức Hà Nội. Chương trình thu hút sự tham gia của khoảng 500 NKT, đại diện các cơ quan, tổ chức và người quan tâm. Nhiều tiết mục biểu diễn tại chương trình gây ấn tượng mạnh với người xem như múa xe lăn, hát bằng ngôn ngữ ký hiệu, biểu diễn rối của học sinh khuyết tật…
  • Hội đã tiếp nhận và trao tặng 33 xe lăn cho các hội viên có nhu cầu; tặng quà cho trẻ em khuyết tật và NKT có hoàn cảnh khó khăn.
  • Các tổ chức Hội viên tại quận huyện cũng chủ động đề xuất và xin hỗ trợ trực tiếp từ chính quyền địa phương và các nhà tài trợ (hỗ trợ về xe lăn, khám bệnh miễn phí …). Nhân các ngày lễ lớn, các hội NKT quận huyện cũng tổ chức các buổi thăm hỏi và tặng quà tới các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
  • Nhằm tôn vinh các gia đình cán bộ luôn đồng hành với sự phát triển của Hội, Hội phối hợp với tổ chức International Center (IC) tổ chức chương trình Kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam với sự tham dự của 70 đại biểu đến từ các cơ quan và UV Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và người thân của họ. Chương trình được chiếu trực tiếp trên fanpage của GTV và chia sẻ trên các fanpage của Hội, các tổ chức thành viên và hội viên.
  • Các tổ chức thành viên: vận động UBND, các ban ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn quận, huyện thăm hỏi, tặng quà hội viên nhân dịp Tết nguyên đán, vận động tặng xe lăn cho hội viên; phối hợp tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho NKT, cấp thẻ hội viên, kết nối hỗ trợ làm thủ tục trợ cấp xã hội và giấy xác nhận khuyết tật; tổ chức cho cán bộ, hội viên đi du xuân, thăm quan, nghỉ mát.
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giao lưu giữa các Hội nhân Ngày NKT Việt Nam 18/4, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3; Thăm hỏi và tặng quà cho các học sinh khuyết tật có thành tích học tập tốt nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
  • Hội đã có buổi trao đổi, làm việc với đoàn cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 20 học viên là nữ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng của các bộ, ngành trung ương, là những cán bộ lãnh đạo đang thực hiện nhiệm vụ tham mưu chính sách các lĩnh vực cho Đảng và Nhà nước. Sau buổi làm việc với Hội, các nữ học viên đã có thêm những dẫn chứng sinh động về sự đóng góp của các tổ chức xã hội vào việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, những hiểu biết về các vấn đề người khuyết tật đang gặp phải để trong quá trình lãnh đạo hiện tại và tương lai, các nữ lãnh đạo này có thể cân nhắc đưa vấn đề người khuyết tật vào chính sách của đơn vị hay cao hơn nữa là chính sách của đất nước.
  • Hội NKT thành phố Hà Nội và các Hội NKT quận huyện có tổ chức kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7 để tri ân, động viên và khích lệ những thương binh đã có đóng góp công sức xây dựng và phát triển Hội, đồng thời hỗ trợ cho các thương binh có hoàn cảnh khó khăn.
  • Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội NKT thành phố Hà Nội đã tổ chức hoạt động Tôn vinh nữ doanh nhân khuyết tật tiêu biểu với sự tham gia của khoảng 120 người khuyết tật là hội viên của Hội đến từ các Hội NKT quận/huyện và các CLB/nhóm/Trung tâm. Hoạt động còn có sự tham gia của đại diện các khách mời đến từ các cơ quan/tổ chức của Trung ương và thành phố như: đại diện Liên hiệp Hội về NKT Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại diện Sở Nội vụ Hà Nội, Ban Dân vận thành phố và một số tổ chức xã hội khác như Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi thành phố.
  • Thành Hội và nhiều tổ chức thành viên thường xuyên cập nhật thông tin và các hoạt động Hội và hoạt động liên quan đến NKT lên website, fanpage của Hội để giới thiệu về các hoạt động Hội và nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền của NKT.
  • Các Hội NKT quận huyện cũng chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu với nhau nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày NKT Việt Nam 18/4. Một số Hội NKT quận huyện cũng tích cực tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bố giữa các hội viên với nhau như Hội NKT quận huyện Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Tây Hồ, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Phúc Thọ ….
  • Một số Hội NKT quận huyện (Ba Vì…) đã tích cực và chủ động phối hợp với các tổ chức của người khuyết tật thực hiện các hoạt động tập huấn, hội thảo liên quan đến vấn đề phòng chống bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.
  • Tham gia các cuộc thi, hoạt động do các tổ chức đoàn thể của thành phố và địa phương phát động: Hội NKT quận Bắc Từ Liêm đã tham gia cuộc thi ảnh Phụ nữ Thủ Đô khởi nghiệp tạo do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phát động.
  • 02 hội viên thuộc hội NKT quận Tây Hồ và hội NKT huyện Thường Tín là người khuyết tật, 01 thành viên khuyết tật CLB Chấn thương cột sống Khát Vọng cũng tham gia và phối hợp với các nghệ sỹ của Nhà hát Tuổi trẻ tham gia tiết liên hoan nghệ thuật SAMBHAV lần thứ 16 dành cho các nghệ sĩ khuyết tật được tổ chức từ ngày 15 - 17/11/2019 tại Trung tâm Quốc tế Ấn Độ, New Delhi, Ấn Độ.
  • Các tổ chức Hội viên tích cực và chủ động, phối hợp tổ chức và thực hiện các hoạt động về tư vấn đồng cảnh cho các thành viên (CLB gia đình người tự kỷ Hà Nội, TT hỗ trợ gia đình trẻ KTTT, TT Sống độc lập, CLB Chấn thương cột sống Khát Vọng, Hội NKT quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình ….).
  • Các CLB thương binh tích cực hoạt động và tham gia biểu diễn tại các Chương trình do Hội NKT thành phố Hà Nội tổ chức; tham gia giao lưu biểu diễn tại các Chương trình giao lưu tại các tỉnh thành khác như Hà Nam, Thái Bình …. nhân ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7; tham gia các hoạt động về văn hóa văn nghệ do thành phố tổ chức (CLB Tiếng hát Thương binh thủ đô, CLB Cựu chiến binh – Thương bình Hà Nội, CLB Đồng Đội). Các CLB này cũng tham gia các hoạt động thăm hỏi và hỗ trợ gia đình các thương binh có hoàn cảnh khó khăn.

    d. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật và thông tin tuyên truyền
  • Các cán bộ của Hội và các tổ chức thành viên đã tham gia và đóng góp ý kiến tại các hội nghị thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về quyền của NKT; tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Lao động sửa đổi; đóng góp ý kiến thúc đẩy thực hiện quyền tiếp cận công trình công cộng và tiếp cận giao thông công cộng của NKT, đóng góp ý kiến tại hội thảo về tiếp cận giao thông hàng không; hội thảo đóng góp ý kiến về các thiết bị trợ giúp người khuyết tật; tham gia đóng góp ý kiến liên quan đến các thiết bị dụng cụ trợ giúp người khuyết tật; hội thảo về Kế hoạch tổng thể của ASEAN đến 2025, hội thảo tham vấn về trợ giúp pháp lý cho nhóm dễ bị tổn thương, đối thoại về Quyền của NKT khu vực tại Myanmar…
  • Ban truyền thông của Hội thường xuyên cập nhật thông tin về các hoạt động Hội và hoạt động liên quan đến NKT lên website, fanpage của Hội để giới thiệu về các hoạt động Hội, xuất bản bản tin nội bộ và phát tới các hội viên, tích cực truyền thông, góp phần vào thành công của các sự kiện do Hội tổ chức. Sau các khóa tập huấn về truyền thông, nhiều thanh niên khuyết tật tại các quận, huyện đã có thể xây dựng các video, clip giới thiệu về hoạt động của tổ chức mình để trình chiếu trong các hội nghị và đăng tải trên các phương tiện truyền thông.Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường quan hệ đối tác giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm nâng cao tiếp cận giáo dục cho trẻ em khuyết tật" do tổ chức Caritas Thụy Sĩ hỗ trợ, phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, thực hiện từ năm 2014-2017 tại Hà Nội.

    e. Công tác dạy nghề và tạo việc làm
  • Ban Việc làm, Ban Thanh niên của Hội và các Hội NKT quận, huyện phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm cho NKT với sự tham gia của gần 500 hội viên; phối hợp với TT dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm lồng ghép NKT tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội và tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
  • Tiếp tục triển khai mô hình liên kết với doanh nghiệp để tạo việc làm cho NKT, Hội hợp tác với công ty IntelLife thực hiện dự án "Chung tay vì cộng đồng" giai đoạn 02. Hiện tại, có hơn 60 lao động là NKT đã được tuyển dụng và làm việc tại các bộ phận của công ty (bộ phận may, chăm sóc khách hàng, hành chính). Dự kiến đến tháng 12/2019, Hội sẽ tiếp tục tìm kiếm và giới thiệu cho khoảng 30 NKT đến học nghề và làm việc.
  • Trên 30 NKT được tạo việc làm ổn định tại ba cơ sở việc làm của NKT tại Đông Anh, Sóc Sơn và Hoàng Mai do dự án "Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho NKT" hỗ trợ từ năm 2017;
  • Trên 120 NKT được Hội NKT các quận, huyện Hà Đông, Mê Linh, Thanh Xuân, Thanh Trì, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Mỹ Đức...giới thiệu làm việc tại các Công ty trên địa bàn và được dạy nghề và tạo việc tại Trung tâm Vì Ngày mai, Công ty Kym Việt.
  • Hội NKT các quận, huyện và thị xã tiếp tục phối hợp với UBND và Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) địa phương hỗ trợ NKT tiếp cận và giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình NKT theo các quy định mới của UBND thành phố.
  • Từ đầu năm 2019, nhiều Hội đã tiếp cận được vốn vay của NH CSXH thành phố thuận lợi hơn năm 2018 như Phú Xuyên, Thạch Thất, Mê Linh, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Long Biên… Thực tế cho thấy, mỗi địa phương có cách giải quyết khác nhau trong việc phân bổ vốn cho NKT ở các tổ vay vốn. Tuy nhiên, vẫn còn những Hội gặp khó khăn trong việc này và để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội NKT quận/huyện, NH CSXH địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội (Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân ...) phụ trách các tổ vay vốn. Đồng thời, hướng dẫn các hội viên vay vốn cần có Giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
  • Các Hội NKT quận huyện cũng tích cực tham gia các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức; giới thiệu các hội viên là người khuyết tật đến học và làm may tại công ty TokyoLife khi có thông tin từ Thành Hội.
  • Tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm tranh vải cho 38 hội viên tại Hợp tác xã VỤN ART - hội viên của Hội NKT quận Hà Đông - từ nguồn kinh phí khuyến công của UBND quận Hà Đông; giới thiệu học nghề và tạo việc làm SEO cho 02 người khuyết tật.
  • Như vậy trong năm 2019 toàn Hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 250 NKT.
  • Hội NKT quận Hoàng Mai đã nỗ lực mở các lớp đạo tạo nghề cho hội viên như: Làm mi giả, gấp hoa giấy và kinh doanh online tại văn phòng Hội. Đồng hành với các công việc tổ chức các lớp đào tạo, Hội còn luôn thực hiện các hoạt động kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài quận để tìm được các công việc phù hợp với các bạn khuyết tật. Các ngành nghề này thu hút sự quan tâm, tham gia rất lớn của các bạn thanh niên khuyết tật của Hội đã có nhiều hội viên tìm được việc làm phù hợp với sức khoẻ và các dạng khuyết tật của người lao động.
  • Tiếp tục duy trì dạy và hỗ trợ việc làm cho các học viên khiếm thị học massage; chủ động phối hợp với trung tâm các trung trên địa bàn Hà Nội tổ chức khảo sát nhu cầu việc làm và tư vấn học nghề cho hội viên khiếm thị (CLB người khiếm thị Hà Nội, CLB SXKD của người khiếm thị Hà Nội).
  • Một số Hội NKT quận huyện và các CLB trực thuộc Hội NKT quận huyện đã tham gia và dành được các giải thưởng do các tổ chức quốc tế trao tặng liên quan đến các sáng kiến về việc làm tiếp cận với NKT như: Giải thưởng Én Xanh là chương trình nhằm tìm kiếm và tôn vinh các Sáng Kiến Kinh Doanh Vì Cộng Đồng (HTX Trái Tim Hồng – Sóc Sơn, Nhóm Vì Tương lai tươi sáng, TT Vì ngày mai ….), cuộc thi SDG Challenge được tổ chức dưới sự hợp tác của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam với chủ đề "Giải pháp sáng tạo cải thiện tiếp cận cho người khuyết tật" (Innovative Solution for Accessibilities) (Vụn Art – Hà Đông).

    f. Hợp tác quốc tế
  • Năm 2019, Hội tiếp nhận và triển khai dự án Tăng cường năng lực cho lãnh đạo nữ khuyết tật do Quỹ Abilis (Phần Lan) tài trợ, trong đó tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phụ nữ và nâng cao năng lực cho lãnh đạo, cán bộ nữ các Hội và CLB PNKT quận, huyện về vận động chính sách, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc với Hội Liên hiệp phụ nữ địa phương.
  • Hội đã xây dựng một số đề xuất dự án và đã được thông qua dự án “Nâng cao nhận thức pháp luật và tăng cường tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tại 04 quận, huyện Hà Nội” do Qũy thúc đẩy sáng kiến tư pháp – JIFF thuộc dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam tài trợ với thời gian 17 tháng 6/2019-10/2020; dự án đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt theo quyết định số 3611/UBND-KH&ĐT ngày 22/8/2019 của UBND thành phố Hà Nội.
  • Hội NKT quận Bắc Từ Liêm Tổ chức thành công giai đoạn 3 Dự án “Nâng cao kiến thức và hành động hòa nhập thông qua phương pháp tham gia cho trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật tại Việt Nam” với trường Đại học Carleton (Canada). Hội tham gia vào một nghiên cứu cùng với trường Đại học Carleton (Canada) giai đoạn 2017-2019 nhằm thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ em gái khuyết tật tại Việt Nam và hòa nhập cộng động cho phụ nữ khuyết tật
    1. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
  • Thi đua thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thi đua xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể chính trị trong sạch, vững mạnh: Hội đã tích cực phát động thi đua thực hiện Luật Người khuyết tật và Kế hoạch trợ giúp NKT của thành phố giai đoạn 2013-2020 và mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của thành phố.
  • Tham gia đóng góp ý kiến tại các hội nghị thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về quyền của NKT; Dự thảo Luật Lao động sửa đổi; Thông tư 01 về Xác định mức độ khuyết tật, thúc đẩy thực hiện quyền tiếp cận công trình công cộng và giao thông công cộng của NKT, đóng góp ý kiến bổ sung và điều chỉnh các thiết bị dụng cụ trợ giúp người khuyết tật trong Luật Bảo hiểm y tế.
  • Thông tin, tuyền truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản pháp luật liên quan đến NKT trên website, fanpage và bản tin Nắng Xuân của Hội
    1. Những thuận lợi và khó khăn:
      3.1 Thuận lợi:
  • Hệ thống tổ chức phát triển tới tất cả các quận, huyện, thị xã các tổ chức CLB hoạt động theo lứa tuổi, giới tính, sở thích, nghề nghiệp… đã tạo điều kiện cho việc triển khai hoạt động tới người khuyết tật tại địa phương dễ dàng hơn, nhiều NKT có thể tham gia vào các hoạt động của Hội.
  • Các cơ quan chính quyền ghi nhận những kết quả của Hội và tạo hỗ trợ Hội và các tổ chức thành viên hoạt động và phát triển.
  • Đa số cán bộ Hội các cấp hăng say, nhiệt tình công việc Hội, năng lực được nâng cao hơn trước.
  • Duy trì tổ chức hoạt động của 48 tổ chức thành viên theo 07 cụm thi đua nhằm thúc đẩy sự giao lưu và học hỏi giữa các tổ chức và thúc đẩy phong trào thi đua giữa các cụm.

    3.2 Khó khăn:
  • Hội hoạt động trên nguyên tắc tự trang trải kinh phí, nguồn kinh phí hạn hẹp và không ổn định.
  • Đại đa số các cán bộ lãnh đạo của Hội NKT các cấp đều hoạt động trên tinh thần tự nguyện, kiêm nhiệm, không có phụ cấp hỗ trợ.
  • Ở một số Hội huyện, năng lực của cán bộ Hội còn nhiều hạn chế.
  • Hiện có 14/30 Hội NKT quận huyện được UBND quận huyện cấp trụ sở làm việc; các Hội NKT quận huyện còn lại chủ yếu sử dụng nhà riêng của thành viên Hội làm Văn phòng làm việc và liên lạc.

    III. Kinh
    phí hoạt động năm 2019 (tháng 01 – 10 năm 2019)

    1. Tổng số thu kinh phí: 265.192.944 đồng

Trong đó:

  • Ngân sách nhà nước hỗ trợ gắn với nhiệm vụ được giao: 375.000.000 đồng
  • Kinh phí tài trợ của tổ chức nước ngoài:064.539.813 đồng
  • Kinh phí nguồn khác của Hội :653.131  đồng

    1. Tổng số chi: 178.762.907 đồng

Trong đó: Chi cho các hoạt động của Hội

  • Nguồn ngân sách nhà nước:956.705 đồng
  • Nguồn quỹ hội:471.465 đồng
  • Nguồn kinh phí tài trợ của tổ chức nước ngoài: 464.334.737 đồng
  • Ngoài ra trong năm 2019 Hội còn nhận được 02 dự án nhưng đang chờ quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố với tổng kinh phí là: 637.350.000 đồng

+ Trong đó: Dự án của Liên minh Nauy: 334.850.000 đồng

                    Dự án của RI: 2.302.500.000 đồng

IV. Dự kiến phương hướng, nhiệm vụ năm 2020

Năm 2020, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội và các đơn vị thành viên tiếp tục tăng cường thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển Hội vững mạnh, nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội về quyền của NKT nhằm góp phần thực hiện quyền của NKT, mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của thành phố và hỗ trợ NKT từng bước hòa nhập cộng đồng và đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong tổ chức theo hướng dẫn của thành phố.

  • Tiếp tục tập trung vào các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản pháp luật liên quan về khuyết tật, kế hoạch hỗ trợ NKT của Nhà nước và thành phố tới NKT; vận động và tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện Luật NKT; nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp; chủ động tổ chức các hoạt động thiết thực để hỗ trợ các tổ chức của NKT và NKT thành phố.
  • Thúc đẩy triển khai thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT thành phố giai đoạn 2013-2020 và kế hoạch của các quận, huyện và thị xã.
  • Thông tin về các hoạt động của Hội, các tổ chức thành viên và hội viên tới cộng đồng, tổ chức các cuộc thi văn nghệ thi theo chuyên đề nhằm thúc đẩy sự tham gia hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong quá trình phát triển của Hội.
  • Tham gia vào các phong trào thi đua do thành phố phát động. Kiện toàn tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, phấn đấu đạt mục tiêu mỗi Hội NKT cấp quận, huyện đều có cán bộ phụ trách công tác thi đua khen thưởng
  • Tổ chức các hoạt động truyền thông về hoạt động của Hội NKT, của NKT, hưởng ứng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của Việt Nam và Quốc tế để góp phần nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về các lĩnh vực liên quan đến NKT. Cung cấp các thông tin về chính sách pháp luật có liên quan tới NKT để các tổ chức thành viên phổ biến cho hội viên.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch và có hiệu quả với sự phối hợp, hỗ trợ của các Sở, ban ngành và các Hội của thành phố; tìm kiếm và xây dựng các chương trình dự án mới.
  • Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, tổng kết của đơn vị gửi về các Sở, ngành liên quan, cụm trưởng cụm thi đua, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định.
  • Phát hiện những cán bộ, hội viên có năng lực và đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận ở các tổ chức thành viên.
  • Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mới ở các Hội quận/ huyện hết nhiệm kỳ.
  • Tổ chức các tập huấn về lập kế hoạch, quản lý hành chính, tài chính, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật nhằm giúp các Hội Người khuyết tật cấp quận/huyện và xã/phường hoàn thiện bộ máy hoạt động, và giúp đỡ cộng đồng.
  • Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho lãnh đạo, cán bộ và hội viên về phối hợp thực hiện kế hoạch 161 trợ giúp người khuyết tật của thành phố, về quản lý và giám sát thực hiện Luật người khuyết tật, các hoạt động Hội, về kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, về quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ...
  • Tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm sử dụng và quản lý vốn vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội; tọa đàm về văn hóa văn nghệ thể thao của NKT, về vai trò của thành viên và phụ nữ khuyết tật trong xây dựng hội, về hoạt động của các CLB Cha mẹ trẻ khuyết tật, về tiếp cận công trình xây dựng, giao thông và công nghệ thông tin.
  • Hỗ trợ các tổ chức thành viên thực hiện các chương trình hoạt động đã đề ra.

    V. Đề xuất, kiến nghị:

Để tạo điều kiện cho Hội và các tổ chức thành viên từng bước ổn định, phát triển bền vững và tổ chức hoạt động có hiệu quả phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của NKT, với Kế hoạch hỗ trợ NKT của thành phố, Luật Người khuyết tật, Hội đề nghị UBND Thành phố và các Sở Ban ngành chức năng tiếp tục quan tâm xem xét và giải quyết:

  • Tiếp tục chỉ đạo UBND các quận, huyện và thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch số 161/KH-UBND về trợ giúp NKT thành phố giai đoạn 2013-2020; tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Luật NKT, Kế hoạch 161/KH-UBND và các chính sách, chương trình hỗ trợ NKT; hỗ trợ ngân sách hoạt động thường xuyên cho các Hội NKT quận, huyện, thị xã và xã, phường.
  • Thành phố có kế hoạch và hoạt động hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật cho tất cả NKT thành phố ở các mức độ (đặc biệt nặng, nặng và nhẹ).
  • UBND thành phố và các cơ quan chức năng của thành phố hỗ trợ hướng dẫn Hội NKT thành phố Hà Nội và các Hội NKT quận huyện về quy trình và các quy định đồng bộ liên quan đến xin tiếp nhận, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án từ các tổ chức Quốc tế.
  • UBND các quận/huyện/thị xã tiếp tục quan tâm và hỗ trợ Hội NKT tại địa phương hoạt động; cho phép và hỗ trợ việc thành lập và hoạt động các Hội NKT xã-phường-thị trấn; hỗ trợ văn phòng làm việc cho các Hội NKT tại các quận huyện chưa có văn phòng; giao nhiệm vụ hoạt động hàng năm phù hợp cho các Hội NKT quận huyện tại địa phương; quan tâm hơn đến các vấn đề về dạy nghề và tạo việc làm phù hợp, hiệu quả cho NKT tại địa phương.
  • Lồng ghép việc hòa nhập người khuyết tật vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của TP và chương trình hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
  • Quan tâm và chỉ đạo thực hiện tiếp cận công trình cho người khuyết tật (làm đường dốc lên xuống cho xe lăn, tay vịn, tín hiệu...) theo quy chuẩn về xây dựng đối với các công trình xây mới hoặc đang sửa chữa trên địa bàn. Chỉ đạo và thúc đẩy việc cải tạo và xây dựng mới các công trình hạ tầng và giao thông đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn của chính phủ ban hành.
  • Sản xuất và đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và cá nhân đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng.
  • Tạo điều kiện hỗ trợ cho các Hội quận/huyện có văn phòng và trang thiết bị làm việc, hỗ trợ kinh phí đi lại và thông tin liên lạc cho cán bộ chủ chốt các đơn vị này.
  • Hỗ trợ phụ cấp cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại các trường hòa nhập.

Trên đây là nộ dung báo cáo về tổ chức, hoạt động năm 2019, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội xin báo cáo và kính đề nghị UBND thành phố, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ thành phố tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ Hội hoạt động hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

T/M BCH Hội NKT TP. Hà Nội

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Dương Thị Vân